Làm thế nào các công ty có thể thu hút và giữ chân khách hàng trong kỷ nguyên kỹ thuật số? Một trong những đáp án được đề xuất đó chính là game hóa. Các xu hướng game hóa đang định hình lại cách thức các thương hiệu tương tác và gắn kết với khách hàng. Trong bài viết này, hãy cùng Nextads khám phá tất tần tật vê game hóa trong ngành Marketing hiện nay nha!
Mục Lục:
1. Tổng quan Game hóa trong Marketing
1.1. Định nghĩa Game hóa trong Marketing?
1.2.Thành phần quan trọng trong Game hóa?
1.3. Cơ hội và thách thức của Game hóa trong Marketing tại Việt Nam
2. 4 xu hướng game hóa trong Marketing chủ chốt hiện nay
3. Các hình thức và case study của Game hóa trong Marketing là gì?
3.1. Hệ thống tích điểm và xếp hạng bứt phá
3.2. Mã giảm giá và quà tặng độc quyền
3.3. Thăng cấp ngoạn mục với những nhiệm vụ tương tác nhỏ
3.4. Giải trí đỉnh cao ngay trong lòng ứng dụng
3.5. Cộng đồng sôi động và sự kiện đặc biệt
4. Kết luận
1.Tổng quan game hóa trong Marketing
1.1 Định nghĩa game hóa trong Marketing.
Là một marketer trẻ, bạn không thể bỏ qua chiến lược sử dụng game hóa vào trong hoạt động marketing cho doanh nghiệp. Để nắm rõ và sử dụng hiệu quả, trước tiến bạn cần phải biết biết game hóa là gì? Cùng tìm hiểu với Nextads sau đây!
Game hóa hay còn được gọi với một cái tên học thuật khác đó chính là “Gamification”. Nó là quá trình ứng dụng game vào trong hoạt động marketing, giáo dục hoặc quản lý. Đây là giải pháp nâng cao độ nhận diện, thu hút khách hàng hoặc tăng năng suất làm việc. Thông thường game hóa thường được ứng dụng trong môi trường phi trò chơi như website bán hàng, trang mạng trực tuyến hoặc mạng nội bộ doanh nghiệp.
Trò chơi “Lắc xu” được Shopee áp dụng Game hóa trong chiến lược marketing
Một trong những case study nổi bật đó chính là ứng dụng gamification của shopee "Lắc Xu Giờ Vàng" diễn ra hàng ngày. Trong chương trình này, khách hàng nhận được nhiều xu hơn khi họ mời thêm bạn bè tham gia vào nhóm. Số xu này có thể được sử dụng trực tiếp khi thanh toán, tạo ra một trải nghiệm mua sắm thú vị và tiết kiệm cho người dùng.
Chiến dịch này đã khéo léo kích thích lòng ham muốn của người dùng, tạo ra sự háo hức và mong đợi đích đáng. Với việc tổ chức trò chơi định kỳ, đã tạo ra một không gian hấp dẫn và đầy sức hút, khiến người chơi luôn mong chờ đến lúc lắc xu và nhận phần thưởng. Dù không cần thiết phải mua hàng trên Shopee, nhưng các trò chơi như "Lắc xu" thực sự làm nổi bật ứng dụng này. Chúng tạo ra một điểm sáng, kích thích sự tương tác tích cực của người dùng với ứng dụng, mang lại những trải nghiệm thú vị và lý thú hơn.
1.2 Thành phần quan trọng trong Game hóa
Ngoài việc khám phá bản chất của Game hóa trong Marketing, việc xây dựng một trải nghiệm tương tác hấp dẫn, kích thích và khuyến khích người dùng tham gia, đồng thời tạo ra sức lan truyền mạnh mẽ là vô cùng quan trọng. Một chiến lược Gamification Marketing hiệu quả cần tích hợp các yếu tố sau:
Những thành phần này có thể quy đổi thành quà tặng, phiếu giảm giá để khơi gợi hứng thú với trò chơi, tạo mối quan hệ thân thiết, gắn kết thương hiệu và khách hàng.
1.3. Cơ hội và thách thức của Game hóa trong Marketing tại Việt Nam
Trong thời đại mà người tiêu dùng ngày càng thông minh và khó tính hơn, việc đưa ra sản phẩm/dịch vụ dễ lựa chọn trở thành một thách thức đối với các doanh nghiệp. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với muôn vàn quảng cáo và chương trình khuyến mãi "như nhau" từ các đối thủ trong cùng ngành, làm thế nào để doanh nghiệp của bạn có thể nổi bật và thu hút khách hàng?
Gamification Marketing, xu hướng tiên tiến trong lĩnh vực marketing 5.0, là lời giải cho vấn đề này. Tại Việt Nam, Gamification đang khẳng định vị thế của mình là một xu hướng không thể phủ nhận, mang lại những cơ hội đặc biệt và hiệu quả "ngoài sức tưởng tượng" cho các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. Trong giai đoạn từ 2016 - 2021, giá trị thị trường của Gamification Marketing tại Việt Nam cũng tăng nhanh chóng từ 4,91 tỷ USD lên 11,94 tỷ USD.
Theo Mordor Intelligence, thị trường Gamification toàn cầu dự kiến đạt giá trị 15,43 tỷ USD vào năm 2024 và tăng trưởng với tốc độ CAGR ấn tượng 25,85% để đạt 48,72 tỷ USD vào năm 2029. Đây là tiềm năng to lớn cho thị trường Gamification tại Việt Nam, mở ra cơ hội phát triển bùng nổ trong những năm tới.
Xu hướng chủ đạo:
(Nguồn:https://www.growthengineering.co.uk/19-gamification-trends-for-2022-2025-top-stats-facts-examples/)
Nhìn vào biểu đồ, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng ngành bán lẻ đứng đầu với tỷ lệ ứng dụng Gamification Marketing cao nhất, chiếm 28,6%. Các ngành giáo dục & nghiên cứu và ngân hàng cũng có mặt trong top 3. Đáng chú ý, biểu đồ cho thấy mức độ sự phổ biến của Gamification Marketing gần như đồng đều giữa các ngành, không có ngành nào hoàn toàn áp đảo và cũng không có ngành nào có tỷ lệ thấp hơn đáng kể. Điều này cho thấy rằng Gamification Marketing đang thu hút sự quan tâm của hầu hết các ngành và mọi nhóm ngành đều đã bắt đầu áp dụng Gamification vào chiến lược tiếp thị của mình.
Bên cạnh những cơ hội Vàng cho Game hóa tại thị trường Việt Nam, thì vẫn còn tồn đọng những thách thức lớn cần phải cân nhắc
.
-Nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm và ứng dụng của Gamification.
-Cần phải có các chiến dịch truyền thông và giáo dục để nâng cao nhận thức về lợi ích của Gamification.
-Việt Nam còn thiếu các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và triển khai giải pháp Gamification.
-Cần phải đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự có kỹ năng và kinh nghiệm về Gamification.
-Việc xây dựng và tích hợp các giải pháp Gamification vào hệ thống hiện có của doanh nghiệp thường tốn kém.
-Cần có các giải pháp Gamification phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp Việt Nam.
-Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có đủ dữ liệu và khả năng phân tích hiệu quả của các chương trình Gamification.
-Cần phát triển các công cụ và năng lực phân tích dữ liệu để đo lường và cải thiện hiệu quả của Gamification.
2. 4 xu hướng game hóa trong Marketing chủ chốt hiện nay
1.Tăng cường tương tác qua trò chơi
Một trong những xu hướng quan trọng của gamification trong marketing là tạo ra các trò chơi để tăng cường tương tác với khách hàng. Khách hàng ngày nay, đặc biệt là giới trẻ, ưa thích những trải nghiệm mới mẻ, thú vị và tương tác hơn. Gamification Marketing, với bản chất giải trí và kích thích, đáp ứng nhu cầu này một cách hiệu quả. Thay vì tiếp nhận thông tin thụ động, khách hàng tham gia vào các trò chơi, tương tác trực tiếp với thương hiệu, tạo cảm giác hứng thú và gắn kết.
Case study: Gamification: Umee Du Xuân được thực hiện bởi Next Ads
Umee Du Xuân là một chiến dịch gamification được Saymee- Mobifone triển khai nhằm tạo ra trải nghiệm thú vị và độc đáo cho người dùng trong dịp Tết Nguyên Đán. Với sự kết hợp giữa yếu tố trò chơi và tính năng tương tác xã hội, chiến dịch nhắm đến việc kích thích sự tham gia và cam kết từ khách hàng.
2. Tích hợp Game hóa vào chiến dịch quảng cáo
Tích hợp gamification vào chiến dịch quảng cáo là một chiến lược tiếp thị đang trở nên ngày càng phổ biến trong ngành quảng cáo hiện nay. Gamification không chỉ làm tăng sự tương tác của người tiêu dùng mà còn tạo ra một trải nghiệm độc đáo và gây ấn tượng mạnh mẽ. Bằng cách sử dụng gamification, các nhãn hàng có thể tạo ra các trò chơi, thử thách hoặc các hoạt động thú vị nhằm kích thích sự tương tác của khách hàng. Điều này không chỉ giúp thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu mà còn tạo ra một cảm giác tham gia tích cực từ phía họ.
Case Study: PepsiCo đã tổ chức chiến dịch "Pepsi Pass"
Chiến dịch "Pepsi Pass" của PepsiCo là một ví dụ điển hình về việc sử dụng gamification trong marketing để tạo ra sự tương tác tích cực từ phía khách hàng. Trong chiến dịch này, PepsiCo đã sử dụng ứng dụng di động có tên là "Pepsi Pass" để kết nối và tương tác với người dùng.
Trong ứng dụng "Pepsi Pass", người dùng được mời tham gia vào các hoạt động trò chơi như câu đố, mini-game hoặc thử thách để tích lũy điểm thưởng. Những điểm này có thể được sử dụng để đổi lấy các ưu đãi, quà tặng hoặc thậm chí là các sản phẩm miễn phí từ PepsiCo.
Bằng cách tham gia vào các hoạt động trò chơi, người dùng không chỉ có cơ hội nhận quà tặng hấp dẫn mà còn tạo ra một trải nghiệm tương tác tích cực với thương hiệu. Họ cảm thấy được động viên và động viên để tham gia vào các hoạt động của PepsiCo, từ đó tạo ra một mối quan hệ chặt chẽ hơn với thương hiệu.
3. Xây dựng cộng đồng thông qua game hóa
Case study: Nike+ Run Club" của Nike.
Nike+ Run Club là một ứng dụng di động cho phép người dùng theo dõi hoạt động chạy bộ của họ, thiết lập mục tiêu, và tham gia vào các thách thức và sự kiện chạy bộ. Qua việc tích hợp các yếu tố gamification như bảng xếp hạng, huy chương và thưởng cho các mục tiêu hoàn thành, Nike đã tạo ra một cộng đồng lớn của người chạy bộ, kết nối và thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành viên.
Thông qua việc xây dựng cộng đồng này, Nike không chỉ tạo ra một môi trường tập luyện tích cực mà còn tăng cường sự liên kết và cam kết của người dùng với thương hiệu. Đồng thời, việc sử dụng gamification cũng giúp Nike+ Run Club thu hút và giữ chân người dùng một cách hiệu quả, tạo ra một cộng đồng mạnh mẽ và chia sẻ đam mê chung xung quanh hoạt động chạy bộ.
4. Ứng dụng Game hóa trong các chương trình khách hàng thân thiết
Việc sử dụng gamification trong chương trình thẻ khách hàng thân thiết mang lại nhiều lợi ích. Đầu tiên, nó tạo ra sự hứng thú và niềm vui cho khách hàng thông qua các trò chơi và hoạt động thú vị. Điều này giúp khách hàng cảm thấy thú vị và hạnh phúc khi tham gia vào chương trình. Thứ hai, gamification cũng giúp kích thích sự tham gia và tương tác của khách hàng, từ đó tăng cơ hội cho họ tham gia vào các hoạt động và giao dịch với doanh nghiệp. Cuối cùng, việc áp dụng gamification còn giúp tăng sự trung thành của khách hàng với thương hiệu, bởi họ cảm thấy được công nhận và đánh giá thông qua các phần thưởng và ưu đãi từ chương trình. Đó chính là lý do mà gamification đã trở thành yếu tố quan trọng và hiệu quả trong việc thu hút và duy trì khách hàng trong môi trường cạnh tranh ngày nay.
Case study: Chương trình "Starbucks Rewards" của Starbucks.
Một trong những case nổi bật về việc sử dụng gamification trong chương trình thẻ khách hàng thân thiết là chương trình "Starbucks Rewards" của Starbucks. Starbucks Rewards là chương trình thẻ thành viên của Starbucks, cho phép khách hàng tích điểm mỗi khi mua hàng và đổi điểm đó lấy những phần thưởng như đồ uống miễn phí, giảm giá sản phẩm và các ưu đãi đặc biệt khác. Chương trình này đã thành công với việc tích hợp gamification vào cách thức tính điểm và phần thưởng. Khách hàng được khuyến khích tham gia vào các hoạt động như đổi điểm, tham gia các chương trình khuyến mãi, hoặc tham gia các trò chơi mini trên ứng dụng di động của Starbucks để kiếm thêm điểm thưởng. Điều này giúp tạo ra sự hứng thú và tương tác đặc biệt với thương hiệu, từ đó giữ chân khách hàng và thúc đẩy hành vi mua hàng.
3. Các hình thức và case study của Game hóa trong Marketing là gì?
3.1. Hệ thống tích điểm và xếp hạng bứt phá
Hệ thống tích điểm và xếp hạng là một hình thức game hóa phổ biến, giúp khách hàng cảm thấy được công nhận và có động lực để tương tác nhiều hơn. Khách hàng nhận điểm thưởng qua các hành động như mua sắm, đánh giá sản phẩm, hoặc chia sẻ trên mạng xã hội. Điểm thưởng có thể đổi lấy các phần quà hoặc ưu đãi đặc biệt, thúc đẩy sự trung thành và tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các khách hàng. Một ví dụ điển hình như McDonald's McCafé Rewards Program: McDonald's đã ra mắt chương trình "McCafé Rewards Program" để khuyến khích khách hàng mua cà phê và sản phẩm tại McCafé. Khách hàng tích điểm từ mỗi lần mua và có thể đổi điểm để nhận các ưu đãi như đồ uống miễn phí, giảm giá và quà tặng.
3.2. Mã giảm giá và quà tặng độc quyền
Mã giảm giá và quà tặng độc quyền được sử dụng trong gamification để tạo ra sự hấp dẫn và kích thích cho người chơi. Những mã giảm giá và quà tặng độc quyền này thường được cung cấp khi người chơi đạt được các cấp độ khác nhau trong trò chơi, hoàn thành các nhiệm vụ hoặc tham gia các sự kiện đặc biệt. Việc cung cấp mã giảm giá và quà tặng độc quyền không chỉ giúp tạo động lực cho người chơi mà còn là cách để thúc đẩy họ tiêu tiền trong trò chơi hoặc tăng khả năng tiếp cận sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời, việc có được các mã giảm giá và quà tặng độc quyền cũng tạo ra sự cạnh tranh và hứng thú giữa người chơi để chiến thắng và nhận được những phần thưởng hấp dẫn.
Grab, một ứng dụng gọi xe hàng đầu tại Việt Nam, triển khai chương trình khách hàng thân thiết mang tên GrabRewards. Trong chương trình này, người dùng kiếm điểm GrabRewards mỗi khi sử dụng dịch vụ của Grab, bao gồm việc đặt xe, đặt đồ ăn, và các dịch vụ khác. Khi tích lũy đủ điểm, họ có thể đổi điểm lấy các ưu đãi đặc biệt như mã giảm giá cho các chuyến đi tiếp theo, voucher cho các nhà hàng, cửa hàng lớn, hoặc thậm chí là sản phẩm công nghệ cao cấp.
3.3. Thăng cấp ngoạn mục với những nhiệm vụ tương tác nhỏ.
Các nhiệm vụ tương tác nhỏ và việc thăng cấp là cách tuyệt vời để giữ chân khách hàng và tạo ra sự hứng thú liên tục. Khách hàng có thể hoàn thành các nhiệm vụ hàng ngày, hàng tuần hoặc theo sự kiện để thăng cấp và nhận thưởng.
Case study : Momo Rewards.
MoMo là một trong những ứng dụng thanh toán di động hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, chuyển khoản tiền và nhiều tiện ích khác. Để khuyến khích sự tham gia và trung thành của người dùng, MoMo triển khai chương trình gamification mang tên Momo Rewards.
Chương trình MoMo Rewards đã tạo ra một sự động viên mạnh mẽ cho người dùng sử dụng ứng dụng MoMo thường xuyên hơn. Việc thăng cấp và nhận thưởng giúp tăng cường trải nghiệm người dùng và tạo ra một cảm giác hứng thú và vui vẻ khi sử dụng dịch vụ của MoMo. Đồng thời, việc chia sẻ trải nghiệm và mời bạn bè cũng giúp mở rộng mạng lưới người dùng của MoMo và tăng cơ hội tiếp cận với người dùng mới.
3.4. Giải trí đỉnh cao ngay trong lòng ứng dụng
Giải trí đỉnh cao ngay trong lòng ứng dụng là một chiến lược gamification trong marketing, nơi thương hiệu cung cấp trải nghiệm giải trí thu hút khách hàng ngay trên ứng dụng của họ. McDonald's là một ví dụ điển hình về việc sử dụng Gamification thành công để thu hút trẻ em và gia đình. Họ thường xuyên tung ra các trò chơi mini trên ứng dụng di động của họ, mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người dùng.
Happy Meal Games:Các trò chơi đơn giản và vui nhộn dựa trên các nhân vật và món ăn Happy Meal yêu thích của trẻ em.
McDonald's Happy Meal Games Gamification app
3.5. Cộng đồng sôi động và sự kiện đặc biệt
Tạo dựng cộng đồng trực tuyến để kết nối người dùng, tổ chức các sự kiện, minigame và trao đổi thông tin. Xây dựng cộng đồng trực tuyến của thương hiệu sẽ khuyến khích người chơi kết nối, tương tác để cùng trải nghiệm các phần thử thách. Hình thức này sẽ sinh ra cảm giác đồng hành và có tính tập thể. Ví dụ điển hình Shopee, nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á và Đài Loan, đã triển khai chương trình "Shopee Games" nhằm tạo ra một cộng đồng trực tuyến sôi động, khuyến khích người dùng tham gia vào các hoạt động tương tác, minigame và sự kiện đặc biệt.
Chương trình "Shopee Games" bao gồm nhiều sự kiện và minigame hấp dẫn như:
Shopee Farm: Người dùng trồng cây và chăm sóc cây để nhận phần thưởng. Hoạt động này không chỉ tạo sự hứng thú mà còn khuyến khích người dùng quay lại ứng dụng thường xuyên.
Shopee Shake: Trò chơi lắc điện thoại để nhận xu Shopee. Trò chơi này thường diễn ra vào các khung giờ vàng và đặc biệt là trong các chiến dịch mua sắm lớn như 9.9, 10.10, 11.11, và 12.12.
Shopee Quiz: Trò chơi đố vui với các câu hỏi liên quan đến sản phẩm và thương hiệu trên Shopee. Người dùng tham gia để nhận phần thưởng nếu trả lời đúng các câu hỏi.
Shopee cung cấp nhiều phần thưởng giá trị cho người tham gia xuất sắc, bao gồm xu Shopee (có thể đổi thành voucher mua sắm), mã giảm giá, và các phần quà đặc biệt khác. Hệ thống điểm thưởng và bảng xếp hạng giúp thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh và tạo động lực cho người dùng tham gia tích cực hơn. Người dùng có thể mời bạn bè tham gia cùng để nhận thêm phần thưởng, từ đó xây dựng mối quan hệ và tăng cường sự gắn kết trong cộng đồng.
4.Kết luận
Trong một thị trường ngày càng khốc liệt và người tiêu dùng ngày càng kỹ tính, gamification marketing đã trở thành một lựa chọn đáng chú ý để các doanh nghiệp nổi bật và thu hút khách hàng. Ở Việt Nam, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức liên quan đến nhận thức, nguồn nhân lực và chi phí triển khai, nhưng tiềm năng phát triển của gamification là rất lớn. Các xu hướng như tăng cường tương tác qua trò chơi, tích hợp game vào chiến dịch quảng cáo, xây dựng cộng đồng, và sử dụng AI và Machine Learning hứa hẹn sẽ mang lại những lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp.
Game hóa không chỉ là một công cụ tiếp thị mà còn là một phương tiện tạo ra những trải nghiệm độc đáo và gắn kết người dùng với thương hiệu. Để tận dụng hiệu quả chiến lược này, các doanh nghiệp cần hiểu rõ các yếu tố cấu thành, cơ hội và thách thức, cũng như áp dụng các xu hướng hiện đại để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
❣️Bạn đừng quên Follow website của chúng mình để cập nhập thêm những thông tin hữu ích nha!
📍Địa chỉ: Tòa nhà AD Building, ngõ 82 Dịch Vọng Hậu, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
☎️Hotline: 0986590266
💌Email: info@xtel.vn
🖥️Website: https://nextads.vn
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ & TRUYỀN THÔNG XTEL
Copyright © 2024 Xtel. All Rights Reserved.